Lời ngỏ Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV … |
Lê Thánh Tông (1442- 1497) là vị vua thứ tư thời Lê Sơ. Trong thời gian 38 năm ở ngôi, vua đã ban hành nhiều cải cách về chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Bên cạnh tài năng thiên phú về trị quốc, an dân, vua Lê Thánh Tông còn nổi tiếng về thơ văn.
Mùa xuân năm Mậu Tuất (1418) , cuộc khởi nghĩa bùng nổ trên và nhanh chóng trở thành cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc, đánh đuổi quân xâm lược, giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai là một trong những di tích lịch sử, văn hóa có nét đẹp cổ kính ở xứ Thanh, nằm tại làng Thành Sơn, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia vùng đất này có tên gọi là thôn Dựng Tú, sách Đức Giang, phủ Thanh Hóa, cách Chính điện Lam Kinh khoảng 6 km về phía Tây.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do người anh hung dân tộc Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo nổ ra vào mùa Xuân năm 1418 và kết thúc năm 1427. Trong 10 năm kháng chiến đầy hi sinh gian khổ “nằm gai nếm mật” ấy, đã có nhiều câu chuyện gắn liền với công lao người phụ nữ, họ là những người phụ nữ kiên cường, có nhiều đóng góp giúp Lê Lợi và nghĩa quân đi đến thắng lợi cuối cùng.
Cùng với việc xây dựng bộ máy chính quyền từ Trung ương xuống cơ sở theo xu hướng phong kiến quan liêu, vương triều Lê Sơ luôn chú trọng tới việc đào tạo tuyển dụng quan lại và có chính sách ưu đãi đối với đội ngũ công thần, đặc biệt con em Thanh Hóa, đất phát tích của khởi nghĩa Lam Sơn.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xứng và lãnh đạo kéo dài 10 năm (1418 – 1427) là một mốc son chói sáng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Các huyện miền Tây Thanh Hóa nói chung, Lang Chánh nói riêng rất tự hào vì đã có những đóng góp quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt, toàn diện và triệt để của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở thế kỷ XV.
Rồng là con vật linh thiêng, huyền thoại có một vị thế đặc biệt trong văn hóa phương Đông. Trong tâm thức của người Việt, Rồng được xem là vật tổ gắn với truyền thuyết “con rồng cháu tiên”.
Minh đã trải qua 10 năm gian khổ nếm mật nằm gai. Đây là cuộc khởi nghĩa điển hình cho tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của Nhân dân ta và cũng là cuộc khởi nghĩa duy nhất đi đến thắng lợi cuối cùng, giành độc cho dân tộc ở đầu thế kỷ XV.
Hàng năm vào dịp tháng Tám âm lịch, lễ hội Lam Kinh lại được tổ chức tại khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, vùng đất thiêng của dân tộc.
Trong thiên anh hùng ca chống giặc ngoại xâm của dân tộc - Lam Sơn mảnh đất thiêng, quê hương của người anh hùng dân tộc Lê Lợi được ghi vào sử sách như một dấu son chói lọi. Lam Sơn là căn cứ đầu tiên của một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ phong kiến nhà Minh kéo dài mười năm (1418 - 1427), giành thắng lợi, mở ra thời kỳ độc lập thịnh trị lâu dài cho nước nhà.
Hướng dẫn tìm đường
Khu di tích lịch sử Lam Kinh
Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh