Vua Lê Thánh Tông húy là Tư Thành, vua sinh ngày 20 tháng 7 năm Bảo Đại thứ 3 (1442). Vua là người rất chăm học, thông minh, ít nói, khiêm tốn, có sức thu phục, cảm hóa mọi người. Năm Thái Hòa thứ 3 (1445) được phong làm Bình Nguyên Vương.
Ngày 8 tháng 6 năm Canh Thìn (1460) lên ngôi vua ở Điện Tường Quan, xưng là Thiên Nam Động Chủ, lấy ngày sinh nhật là Xùng Thiên thánh tiết. Đổi niên hiệu hai lần: Quang Thuận và Hồng Đức.
Trong 38 năm trị vì của mình, Lê Thánh Tông đã thực hiện những cuộc canh tân lớn. Trước hết, là cải cách và hoàn thiện về mặt luật pháp để dẹp yên nạn bè phái từ trong cung đình sau đó đến thứ dân. Với bộ luật Hồng Đức, Đại Việt là một trong những nước sớm nhất hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi. Ông rất nghiêm minh và công bằng trong việc thưởng phạt. Ông từng ra chỉ dụ: “Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi phải theo”.
“Vào năm Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông đã cho sửa và định lại quan chế cũ”1. “Quy định lại các chức tước, phẩm trật cho từng loại quan chức, văn cũng như võ; từ trong hoàng tộc đến các thần dân; từ ở kinh đô cho đến ngoài các xứ; từ trung ương cho chí các địa phương. Rồi phong ấm cho các hoàng thân quốc thích, cho các tước hầu bá tử nam và các quan viên văn võ, cùng thể thức tiến hành việc phong ấm, phép khảo hạch các quan, cũng những sửa đổi các tên gọi quan chức … và các lệ quy định về nhiều mặt khác”2.
“Lệ phong ấm cho hoàng tông” gồm những nội dung sau:
“Con trai cả của Hoàng thái tử được phong tước Hoàng thái tôn, các con trai khác đều được phong tước công và lấy chữ “nghĩa” làm tên hiệu, dùng cả hai chữ, dưới cũng như vậy, còn con gái của Hoàng thái tử thì phong tước Quận thượng chúa ngang với hàm Tòng nhất phẩm, con rể của Hoàng thái tử được phong tước Quận chúa nghi tân ngang hàm Tòng với tam phẩm.
Con trai cả của Thân vương được phong là Tự thân vương, lấy tên huyện làm tên hiệu, còn các con trai khác đều phong tước công, lấy những chữ đẹp đẽ làm tên hiệu và dùng cả hai chữ, con gái Thân vương được phong là Quận thượng chúa ngang hàm tòng nhất phẩm, con rể được phong là Quận thượng chúa nghi tân ngang hàm Chánh tam phẩm.
Con trai cả của Quận thân vương được phong tước hầu, lấy chữ đẹp đẽ làm tên hiệu, dưới cũng vậy. Các con trai khác đều được phong tước bá, các con gái được phong tước Quận chúa hàm chánh nhị phẩm, con rể được phong là Quận chúa nghi tân ngang hàng Tòng tam phẩm.
Con trai cả tước công được phong tước hầu, các con trai khác đều được phong tước bá, các con gái thì phong là Quận chúa ngang hàm tòng nhị phẩm, con rể thì trao cho chức Tòng tam phẩm tản quan.
Con trai trưởng của tước hầu và tước bá đều phong tước tử, lấy những chữ đẹp đẽ làm tên hiệu, các con trai khác đều được phong tước nam và lấy chữ đẹp đẽ làm tên hiệu. Các con gái phong là Quận quân ngang hàm tòng nhị phẩm, con rể trao cho chức Chánh tứ phẩm tản quan. Trường hợp con trai cả của Thân công chúa đã chết, được phong tước bá trong lệ này.
Các con trai của tước tử và tước nam đều được trao cho chức Tá quốc sứ ngang hàm Chánh nhị phẩm, con gái đều phong là Á quận quân ngang hàng Chánh tam phẩm, con rể được trao chức Chánh tứ phẩm tản quan.
Các con của Thân công chúa và con trưởng của Truy tặng thân công chúa được phong tước tử và tước nam mà không còn sống thì các con trai đều trao cho chức Phụng quốc sứ ngang hàm Chánh tam phẩm, các con gái đều được phong là Huyện thượng chúa ngang hàm Tòng tam phẩm, con rể được trao chức tản quan ngang hàm chánh ngũ phẩm, cháu trai được phong làm Mậu ân sứ ngang hàm tòng tứ phẩm, cháu gái được phong là Á quận quân ngang hàm Tòng tứ phẩm.
Con trai của Phụng quốc sứ đều được trao chức Dực quốc sứ ngang hàm chánh tam phẩm, con gái được phong là Á quận quân ngang hàm chánh tứ phẩm, con rể được trao chức Tản quan ngang hàm Tòng ngũ phẩm.
Con trai của chức Dực quốc sứ đều được trao chức Lượng quốc sứ ngang hàm tòng tam phẩm, con gái được phong là Á huyện quân ngang hàm Chánh tứ phẩm.
Con trai của Quân thượng chúa được trao chức Dụ ân sứ ngang hàm Tòng tam phẩm, con gái được phong là Huyện thượng quân ngang hàm Tòng tam phẩm, con rể được trao chức Chánh ngũ phẩm tản quan, cháu trai được trao chức Mậu ân sứ ngang hàm Tòng tứ phẩm, cháu gái được phong làm Á huyện quận ngang hàm Tòng tứ phẩm.
Con trai của Quận chúa được trao chức Mậu an sứ ngang hàm Tòng tứ phẩm, con gái được phong làm Á huyện quân ngang hàm Tòng tứ phẩm, cháu trai được trao chức Tự ân sứ ngang hàm Tòng tứ phẩm, cháu gái được phong làm Á hương quân ngang hàm Tòng ngũ phẩm.
Con trai của Quận chúa được trao chức Tự ân sứ ngang hàm Tòng ngũ phẩm, con gái được phong làm Á hương quân ngang hàm Tòng ngũ phẩm, cháu trai được trao chức Tòng lục phẩm tản quan.
Con trai của Á quận quân được trao Tòng lục phẩm tản quan, con gái được phong làm (Á hương quân) Ý muội ngang hàm Tòng lục phẩm, cháu trai được trao chức Tòng thất phẩm tản quan.
Con trai của Huyện thượng quân được trao chức Tòng thất phẩm tản quan, con gái được phong là Định muội, cháu trai được trao chức Tòng bát phẩm tản quan.
Con trai của Huyện quân được trao chức Tòng thất phẩm tản quan, con gái được phong là Mục muội.
Con trưởng của Thân công chúa phong tước bá, các con trai khác của Thân công chúa đều phong tước tử ngang hàm Chánh nhất phẩm, các con gái phong làm Quận chúa hàm Chánh nhị phẩm, các con rể phong làm Quận chúa nghi tân hàm Chánh tam phẩm.
Cháu trai của Thân công chúa được trao chức Hiển ân sứ hàm Tòng tam phẩm, tằng tôn (chắt) của Thân công chúa được trao chức Dụ ân sứ hàm Tòng tam phẩm, huyền tôn (chút) của Thân công chúa được phong chức Mậu ân sứ hàm Tòng tứ phẩm, cháu gái của Thân công chúa được phong là Á quận quân hàm Chánh tam phẩm tản quan, chắt gái của Thân công chúa được phong làm huyện quân hàm Chánh tứ phẩm, chút gái của Thân công chúa được phong làm Hương quân hàm Chánh ngũ phẩm, con trai của cháu gái Thân công chúa được trao chức Chánh thất phẩm tản quan, con gái của cháu gái Thân công chúa được phong làm Minh muội hàm Chánh thất phẩm.
Đối với Thân công chúa lúc còn sống đã được thụ phong tước là Công chúa thì con cháu của người ấy mới được phong tước theo như lệ thông hành, còn như nếu người Thân công chúa ấy đã mất rồi sau đó mưới được truy tặng phong làm Công chúa thì con trai cả sẽ được phong tước nam ngang hàm Tòng nhất phẩm, những người con trai khác được trao chức Hiển ân sứ. Các con gái được phong là Quận quân hàm Tòng nhị phẩm, con rể được trao chức Chánh tứ phẩm tản quan. Con trai của Thân công chúa (được truy tặng Công chúa) được trao chức Tự ân sứ hàm Tòng ngũ phẩm, con gái của con gái được phong chức Á hương quân hàm Tòng ngũ phẩm, cháu trai của con gái được trao chức Tòng lục phẩm tản quan.
Cháu trai của Truy tặng công chúa được trao chức Dụ ân sứ hàm Tòng tam phẩm, chắt trai của Truy tặng (thân) công chúa được trao chức Mậu ân sứ hàm Tòng tứ phẩm. Chắt trai của Truy tặng (thân) công chúa được trao chức Tự ân sứ hàm Tòng tứ phẩm, cháu gái của Truy tặng công chúa được phong là Huyện thượng quân hàm Tòng tam phẩm, cháu rể được trao chức Chánh thất phẩm tản quan, chắt gái được phong là Á huyện quân hàm Tòng tứ phẩm, con trai của cháu gái được trao chức Tòng thất phẩm tản quan, con gái của cháu gái được làm Định muội hàm Tòng thất phẩm.
Trở lên, các tước trong hoàng tông từ Chánh lục phẩm cho đến Chánh bát phẩm tản quan đều lệ thuộc Tông nhân phủ sắp xếp nghề nghiệp, người nào được thành tài về văn học hay võ nghệ thì đến gặp việc sẽ phụng chỉ bổ dụng”.
Lê Thánh Tông từng có lời dụ: “Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế ta, mang chí lớn kế thừa các bậc tiên vương mà làm nên công lao to lớn, Thái Tông Hoàng đế, kế nghiệp buổi ban đầu”3, vậy nên đặt ra quy chế này, là phận con cháu thì nên kính cẩn giữ theo, chớ cậy mình là thông minh mà liều ví với tiên triều mà đổi lại, thành ra lật đổ điển hình, để mắc vào tội bất hiếu./.
Chú thích:
Bài; Lê Thị Dịu
Cán bộ phòng nghiệp vụ Ban QLDTLK