Thành lập Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh trên cơ sở tách bộ phận quản lý Di tích Lam Kinh thuộc Ban Quản lý Di tích và Danh thắng trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Trụ sở của Ban: Tại khu di tích Lam Kinh, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
1. Nhiệm vụ quyền hạn :
- Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể liên quan đến triều đại Hậu Lê tại khu di tích Lam Kinh;
- Sưu tầm, nghiên cứu, tôn tạo, phục hồi giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể liên quan tới triều đại Hậu Lê tại khu di tích Lam Kinh;
- Tổ chức quản lý bảo vệ rừng và phục hồi rừng trong khu di tích Lam Kinh;
- Xây dựng phương án quản lý, bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường khu di tích;
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá và khai thác dịch vụ phục vụ khách du lịch, quản lý, sử dụng các nguồn thu đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Kêu gọi các nguồn vốn đầu tư xây dựng và tu bổ, tôn tạo, phục hồi, nhằm phát triển khu di tích lịch sử Lam Kinh trở thành trung tâm văn hoá, du lịch lớn của tỉnh, xứng đáng với vị thế của Di tích trọng điểm quốc gia.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao;
2- Tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý khu di tích Lịch sử Lam KInh:
a) Tổ chức bộ máy:
Ban Quản lý khu di tích Lịch sử Lam Kinh có Trưởng ban, không quá 2 Phó Trưởng Ban.
b) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm:
- Phòng Tổ chức Hành chính;
- PhòngNghiệp vụ;
- Phòng Khai thác dịch vụ.
Việc bổ nhiệm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban; thành lập, giải thể các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Ban do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định theo qui định và phân cấp hiện hành của nhà nước và UBND tỉnh;
c) Biên chế và lao động hợp đồng có quỹ lương:
Biên chế của Ban là biên chế sự nghiệp, nằm trong tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao hàng năm. Năm 2009 Ban có 5 biên chế, 6 lao động hợp đồng có quỹ lương chuyển từ Ban Quản lý di tích và danh thắng sang.
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Trưởng ban Quản lý khu di tích Lịch sử Lam Kinh được ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động; kinh phí chi trả cho số lao động hợp đồng do Ban quản lý tự cân đối.