Lời ngỏ Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV … |
Ông tên Đỗ Thành được đổi họ vua là Lê Thành, nguyên quán xã Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (nay là huyện Thọ Xuân). Sinh thời có nhà ở tại làng Đình Hương, xã Đông Khối, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn (nay thôn Định, xã Đông Cương, thành phố Thanh Hóa) ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu và được giao nhiều trọng trách.
Ngọc Hân công chúa sinh ngày 27/4 năm Canh Dần (tức 22-5-1770), là con gái thứ 9 (cũng có tài liệu ghi là con gái thứ 21) của vua Lê Hiển Tông (vị vua thứ 26 triều Hậu Lê). Mẹ của bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, thuộc phủ Từ Sơn – Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Công chúa Ngọc Hân nổi tiếng là một giai nhân tài sắc, nết na, giỏi cả về “Cầm – Kỳ - Thi – Họa”.
Lê Lôi tên thật là Trương Lôi, là một công thần, danh tướng thời Lam Sơn khởi nghĩa và thời hưng thịnh của triều Lê Sơ, được Bình Định Vương Lê Lợi ban quốc tính. Lê Lôi sinh năm 1385 mất năm 1462 quê quán tại thôn Thụ Mệnh xã Lam Sơn huyện Thụy Nguyên phủ Thiệu Hóa sau đó là trấn Thanh Hóa
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thắng lợi đã chấm dứt ách đô hộ của nhà Minh. Đây là thắng lợi của lòng yêu nước, tinh thần bất khuất và sức mạnh kết hợp của toàn dân tộc. Đặc biệt người có nhiều đóng góp quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không thể không nhắc đến khai quốc công thần Đinh Lễ (Lê Lễ).
Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, các cuộc kháng chiến chống quân Minh trên đất nước ta tạm thời lắng xuống. Cho đến năm 1416 phong trào khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh bắt đầu bùng nổ ở nhiều nơi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo
Trong sự nghiệp "Bình Ngô", bảo vệ đất nước, do Bình Định Vương Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo nổ ra vào năm 1418 tại núi rừng Lam Sơn không chỉ thu hút được đông đảo anh hùng nghĩa sĩ các địa phương trong nước nô nức tìm đường về tụ nghĩa, mà còn được sự ủng hộ trực tiếp và mạnh mẽ của nhân dân tại chỗ
Phạm Vấn là vị tướng đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu. Bằng tài năng của mình, ông đã lập nhiều chiến công giúp quân Lam Sơn từng bước đi tới thắng lợi. Sau khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế đã phong ông là đệ nhất khai quốc công thần. Trong thời gian làm quan, Phạm Vấn là bậc tể phụ mẫu mực, tận tụy với công việc giúp vua cai trị đất nước.
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427), do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo đã đánh đuổi giặc Minh giành lại độc lập cho đất nước. Để có được thắng lợi ấy là sự tổng hòa của nghệ thuật quân sự, mưu lược trong kế sách đánh giặc, là sự đồng lòng trên dưới “tướng sĩ một lòng phụ tử” và không thể thiếu được tinh thần dũng cảm thiện chiến của các võ tướng. Trong số những vị tướng ấy thì 3 anh em họ Đinh: Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt.
Danh tướng Lưu Nhân Chú là một trong những khai quốc công thần của Nhà Lê, có nhiều đóng góp trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh thắng giặc Minh giải phóng dân tộc.
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức trai, sinh năm 1380 mất năm 1442. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, sau đổi là Nguyễn Phi Khanh, hiệu là Nhị Khê. Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần cho ban hành một loạt cải cách xã hội.
Hướng dẫn tìm đường
Khu di tích lịch sử Lam Kinh
Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh