Loading...
ditichlamkinh.vn

Lời ngỏ

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV …

TRẬN MƯỜNG CHÍNH TRONG KHỞI NGHĨA LAM SƠN


Minh đã trải qua 10 năm gian khổ nếm mật nằm gai. Đây là cuộc khởi nghĩa điển hình cho tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của Nhân dân ta và cũng là cuộc khởi nghĩa duy nhất đi đến thắng lợi cuối cùng, giành độc cho dân tộc ở đầu thế kỷ XV. Tiến trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chứng kiến nhiều trận nghĩa quân tấn công quân địch. Có những trận đánh lớn mang ý nghĩa chiến lược, ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của cuộc khởi nghĩa, có những trận ghi dấu ấn lịch sử quan trọng trong Nhân dân địa phương nơi nghĩa quân hoạt động. Trận mai phục giặc Minh ở Mường Chính năm 1419 là một trong những trận đánh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.

Mường Chính ngày nay thuộc huyện Lang Chánh bao gồm bốn xã Tân Phúc, Tân Văn, Đồng Lương và Quang Hiếu.

Trong giai đoạn đầu khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mới nổ ra nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng của nghĩa quân ban đầu khá mỏng, chỉ khoảng 2.000 người. Trong khi quân Minh có đến hơn 4,5 vạn tên với hàng trăm voi, ngựa (1). Bởi vậy, trong khoảng sáu năm đầu cuộc khởi nghĩa (1418 - 1423) nghĩa quân chủ yếu dựa vào địa thế hiểm trở của vùng núi rừng miền Tây Thanh Hóa để chống cự lại các cuộc tấn công của giặc, gìn giữ và phát triển lực lượng để chờ cơ hội phản công, truy quét địch.

Trước trận Mường Chinh, nghĩa quân Lam Sơn đã có rất nhiều lần giao tranh với giặc, nhưng phần lớn là những trận nghĩa quân bị động kháng cự lại những đợt tấn công của địch hòng bóp chết cuộc khởi nghĩa ngay từ khi mới hình thành. Cuộc tấn công của địch diễn ra chỉ sau mấy ngày sau khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất (ngay 7 tháng 2 năm 1418). Nghĩa quân lúc này phải đưa quân rời căn cứ Lam Sơn, rút về Mường Mọt (thuộc huyện Thường Xuân, Thanh Hóa ngày nay). Trong thời gian từ năm 1418 đến đầu năm 1419, quân Minh liên tục tổ chức tấn công, truy kích nghĩa quân. Chúng tìm mọi cách để bắt sống chủ tướng Lê Lợi, dập tắt nhanh chóng cuộc khởi nghĩa. Trong bối cảnh đó, nghĩa quân thủ trên núi Chí Linh (tức Pù Rinh, nằm giữa huyện Thường Xuân và Lang Chánh ngày nay).

Tháng 5 - 1419 nghĩa quân Lam Sơn đánh đồn Nga Lạc, tướng giặc Nguyễn Sao bị bắt, quân Minh vội vàng cho lực lượng tiến đánh và chiếm căn cứ Lam Sơn. Trước tình thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui khởi Lam Sơn, quân Minh biết chúng không thể đánh thắng được nghĩa quân Lam Sơn ở vùng rừng núi và sau khi nghĩa quân rút, chắc chắn đồn Nga Lạc bị tấn công tháng 5 - 1419, quân Minh chiếm lại, tăng cường lực lượng với ý đồ ngăn nghĩa quân tiến về Lam Sơn và bao vây Chí Linh lâu dài.

Sau khi lui quân, Lê Lợi thấy phải mở hướng hoạt động sang vùng Lỗi Giang. Nhưng quân địch ở Nga Lạc sẽ gây khó khăn cho nghĩa quân chuyển vùng và chưa thể tiến công Nga Lạc như trước được. Vì vậy phải “điệu hổ ly sơn” và kế hoạch mai phục ở Mường Chính được thực hiện.

Lực lượng nghi binh của nghĩa quân đã kéo giặc chạy theo hướng Tây Bắc. Điều đó khiến quân Minh càng ham đuổi vì thấy nghĩa quân không rút theo hướng Tây như các lần trước để vào Chí Linh. Chúng đoán có thể thắng nghĩa quân ở phía Tây Bắc này vì cho rằng miền Lỗi Giang không phải là đất căn cứ của nghĩa quân. Nhưng lực lượng chủ công của Lê Lợi cùng hợp sức với quân Ai Lao đã phục sẵn ở các điểm Pu Cút, Pu Chánh, Pu Giới, Pu Nhéo, chờ quân giặc lọt vào, nhất tề xông ra chiến đấu.

Lực lượng chi viện của Ai Lao được bố trí ở hướng Bắc trên hai điểm: Pu Giới, Pu Đồn có nhiệm vụ chặn đầu không cho địch chạy sang phía Tây Bắc. Nghĩa quân Lam Sơn mai phục ở hướng Nam trên ba điểm:  Pu Chua, Pu Cút, Pu Chánh. Pu Cút, Pu Chánh hoàn toàn án ngữ các phía Đông, Nam không cho địch rút về Nga Lạc, Pu Chua có dòng sông Âm làm rào không cho giặc trốn sang phía Tây.

Quyết chiến điểm là khu vực thung lũng ba đồi trên. Quân Minh lọt vào trận mai phục và bị nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt. Sau chiến thắng này Lê Lợi và nghĩa quân mở rộng hoạt động sang miền Tây Bắc thượng du Thanh Hóa.

Trận Mường Chính tuy không phải là trận đánh lớn mang ý nghĩa chiến lược trong toàn bộ tiến trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tuy nhiên, nó cũng đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn đầu khi cuộc khởi nghĩa hoạt động ở vùng núi rừng Thanh Hóa.

Trận Mường Chính cùng với những hoạt động du kích của nghĩa quân Lam Sơn trong mùa hè năm 1419 đã làm cho quân Minh trong thành Khả Lam tỏ ra e dè, sợ hãi. Trước sự anh dũng, linh hoạt trong chiến tranh du kích của nghĩa quân đã gây nhiều khó khăn, khiến quân Minh phải chùn bước trong mục tiêu truy quét nghĩa quân. Đây là một trong những lý do khiến cho “tổng binh Lý Bân phải tâu về triều đình nhà Minh xin chờ đến mùa thu sẽ tiến công nghĩa quân” (2).

Với chiến thắng Mường Chính chính là bước đệm để nghĩa quân Lam Sơn phát triển và mở rộng vùng hoạt động Nhân dân ta nổ ra mạnh mẽ khắp nơi, đây cung là bàn đạp cho những bước tiếp theo.

Ngày 21 tháng 11 năm Đinh Mùi (ngày 10 tháng 12 năm 1427) hai bên đã tổ chức hội thề ở thành Đông Quan. Tại hội thề Vương Thông đã cam kết rút quân hết về nước. Đúng như ước hẹn, ngày 29 tháng 12 năm 1427, Vương Thông cùng quân lính đã lên đường về nước. Đến ngày 3 tháng 1 năm 1428, tên lính cuối cùng của quân Minh đã rút về nước. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm gian khổ đã kết thúc thắng lợi, đánh đuổi hoàn toàn quân đô hộ nhà Minh ra khỏi đất nước, khôi phục lại nền độc lập cho dân tộc./.

Tài liệu tham khảo:

1. Lê Quý Đôn tập 3-1978 Tr.35.

2. Khởi nghĩa Lam Sơn, Phan Huy Lê - Phan Đại Doãn, Sđd, tr.166.

 Bài: Lê Thị Dịu

Cán bộ phòng Nghiệp vụ, BQL DT Lam Kinh

 


Audio Guide

ditichlamkinh.vn

Thống kê

        Hướng dẫn tìm đường

 

 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh
 
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh