động Chiêu Nghi bỗng thấy một nhà sư già, mặc áo trắng từ làng Đức Trai đi ra và than rằng: " Đất này đẹp quá thế mà không có người để giao phó ..." , người nhà thấy thế chạy về báo cho Vua biết. Vua đi ngay để hỏi, đến sách Quần Đội huyện Lôi Dương (ngày nay thuộc xă Thọ Diên) thấy có một thanh thẻ tre đề rằng:
Thiên đức thụ mệnh
Tuế trung tứ thập
Số chỉ dĩ định
Tích tai vị cập
Dịch: Đức trời chịu mệnh, tuổi đến bốn mươi, số đă định rồi, tiếc thay chưa kịp.
Vua thấy chữ đề rất mừng lại theo tiếp, bấy giờ có rồng vàng che lấy Vua. Bỗng thấy nhà sư nói với Vua: Tôi họ Trịnh, tự là Bạch Thạch Sơn Tăng, từ Ai Lao xuống. Nay thấy Vua khí lượng khác thường tất có thể làm được việc lớn. Vua quỳ xuống thưa rằng: " Mạch đất của đệ tử sang hèn thế nào xin thầy bảo cho biết rơ". Nhà sư nói xứ Phật Hoàng, động Chiêu Nghi chỗ này có chừng nửa sào, h́nh như quả Quốc ấn, bên tả có núi Thái Ất (là núi Chí Linh ở mường Giao Lăo), bên hữu có g̣ đất Tiên Ban, lấy núi Chiêu Sơn ở xă An Khoái làm án, phía trước có Long Sơn, bên trong có Long Hồ, kiểu đất quanh co ruột ốc (ở thôn Dao Xá hay c̣n gọi là làng Rào), phía trước có nước hồ bao quanh, phía ngoài có dăy núi trông như chuỗi ngọc. Đàn ông th́ cực kỳ hiếm không thể nói được...Tôi e rằng con cháu ngài về sau có thể phân cư ngôi vua trung hưng hàng trăm năm nữa. Bạch y Thần Tăng tŕnh bày kiểu đất này, Thái Tổ nghe bèn đem hài cốt thân phụ táng ở đấy và dựng điện Tiên Du, ở động Chiêu Nghi lập một Am thờ (tức là chỗ có mộ Phật Hoàng), lấy đất này là cơi phát phúc của nhà Lê.
Hiện nay, Lăng Phật Hoàng thuộc làng Dao Xá Hạ, xă Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách khu trung tâm di tích Lam Kinh khoảng 2km về phía Đông. Qua khảo sát hiện trạng dấu tích lăng Phật Hoàng còn lại một khoảng ruộng khoảng 5 sào cao hơn so với mặt bằng hiện tại. Theo lời kể một số cụ cao niên trong làng Dao Xá, khoảng thời gian năm 1940 của thế kỷ XX, vẫn còn thấy Am thờ và nhiều cây cổ thụ um tùm ở đây, với các di vật thu được bao gồm vật liệu kiến trúc như: Ngói mũi hài, ngói bẹt, trên có trang trí lá đề xoắn móc đơn và kép giống như nhóm vật liệu kiến trúc niên đại thời Lê Trung Hưng ở khu trung tâm di tích Lam Kinh ./.