Loading...
ditichlamkinh.vn

Lời ngỏ

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV …

Các di tích vệ tinh 2


BIA LÊ SAO- KHAI QUỐC CÔNG THẦN THỜI LÊ Lê Sao người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang( nay là xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân), tỉnh Thanh Hoá. Lê Sao là một trong những khai quốc công thần có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

 Lê Lợi biết Lê Sao là người trung thực có thể dùng được nên thu nạp dùng làm gia thần, chuẩn bị binh lương cho quân khởi nghĩa. Bấy giờ uy tín Đạo Cham( Lê Lợi) còn chưa đủ mạnh, tù trưởng các cấp, các sách như: Quỳ, Bái, Ấn, Hướng, Cá Lô, Ma, Lại( nay thuộc huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hoá), mỗi người chiếm một khoảnh làm giang sơn riêng. Lê Sao vốn hay qua lại các đất ấy để đổi chác hàng hoá kiếm sống nên rất thuộc đường đi, lối lại. Ông đưa Lê Lợi đến gặp từng người dùng lời lẽ nói rõ phải trái, trường hợp cần thiết thì sử dụng uy lực khiến mọi người đều lần lượt quy phục. Văn bia " Hoàng việt khai quốc công thần Lê Sao" có đoạn viết: Vua( Lê Lợi) biết ông (Lê Sao) là người trung thực có thể dùng làm tôi cùng với( các ông được) tặng thái phó Lê Văn Linh, thị trung Lê Lễ, tặng đô đốc Lê Văn Lang.( Bấy giờ) các ấp, các sách chưa thần phục hết như:  Quỳ, Bái, Ấn, Hướng, Cá Lô, Ma, Lại( chỉ các vùng Ngọc Lặc, Thường Xuân, Lang Chánh đến Quy Châu). Ông theo Vua đến thảo binh được cả. Gần xa không nơi nào không theo về.Vua( Lê Lơi) triệu các quan lang tới dặn rằng: Ta nay đã tạm ổn, duy còn việc tài vật , lương thực mà thôi, không biết ai là người có thể gánh vác được. Ông mạnh dạn xin đi. Từ đấy mọi việc được xong xuôi. Đầu năm Mậu Tuất( 1418), sau trận Lạc Thuỷ, nhờ đó mà đánh thắng, chiếm đất không phải đem sức nhiều"( Khởi nghĩa Lam Sơn- Trang 38- 39).
         Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Thuận Thiên năm thứ nhất( 1428) và ban tước cho các khai quốc công thần. Lê Sao là một trong 221 người có công siêng năng, chịu khó từ thời Lũng Nhai được ban thưởng họ Vua và chức tước. Ông được phong tước Đình thượng hầu cùng với Nguyễn Chích, Nguyễn Văn An, Đinh Liệt...Lê Sao làm quan từ thời Lê Thái Tổ, Lê Thái tông, đến Lê Nhân tông dần tăng đến chức Thiếu Bảo.
          Lê Sao mất khoảng đầu đời Quang Thuận( 1460- 1462).Vua sai Nguyễn Bá Ký soạn văn bia về khai quốc công thần Lê Sao( Hoàng việt khai quốc công thần Lê Sao) và khắc dựng năm Quang Thuận thứ 3( 1462) tại quê hương để lưu truyền hậu thế.
          Hiện nay, bia ký khai quốc công thần Lê Sao được dựng tại thôn Hiệp Lực, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
          Bia thuộc loại lớn gần giống với kích thước các bia ở Lam Kinh, làm bằng đá trầm tích biển: Trán bia vòng cung, bia cao 1m70, rộng 1m05, dày 19cm được dặt trên lưng rùa cao 40cm, dài 1m80, rộng 1m10. Rùa được tạo kiểu rùa mai mềm, phần mai tràn hơn thân, đuôi vắt xuống, bốn chân lộ rõ, mắt chạm lồi, mũi sâu, sống mũi gồ lên. Bệ mặt gộp" mai" rùa trang trí hình hoa sen và các đài hình quạt. Trán bia mặt dương lượn hình bán nguyệt khắc 2 con phượng hoá. Diềm bia chạm khắc hoa cúc leo, diềm đáy chạm 3 lớp hoa văn sóng nước, lớp trên có ngọn hình nấm cao, tượng như hình người, 2 lớp còn lại là các bước sóng chồng lên nhau.
          Trán bia khắc theo lối chữ Triện,  nội dung bia khắc chữ Khải chân.
          Văn bia ghi: " Ông tên huý là Sao, người xã Đoạn Lương, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoa. Lúc đầu đã tham gia làm quan dưới thời Trùng Hưng( có lẽ là thời Hậu Trần) giữ chức Vũ hiển đại phu,  Thiên ngưu vệ tướng quân, quản lĩnh ngự tiền trực chương quân, gia phong Quang lộc đại phu, Xa kỵ vệ Đại tướng quân, gia phong Quang lộc đại phu, Xa kỵ vệ Đại tướng quân thượng trí.
         Thời đó, phong khí nước Nam không mạnh, nhà Hồ lỗ mảng kiêu căng làm cho dân sinh phải rơi vào cảnh lầm than gần 30 năm.
          Thái Tổ Cao Hoàng Đế phất cờ dậy nghĩa, tụ tập anh tàiđể trừ các diệt tà.Ông biết được sự nghiệp của vua sau này ắt sẽ hưng mạnh bèn gửi thân, lấy tư chất là bầy tôichăm lo không xa rời chốn triều tịch.Vua biết được lòngtrung thành của ông rất mực mến nhường. Giao cho cùng Thái phó Lê Văn Linh, Thị trung Lê Lễ, lập tức qua các trangấp sách dân mà lâu nay các vị thần quân chưa phục, kêu gọi tụ nghĩa đóng góp lương thực và họ đều một lòng nguyện theo. Vua biết ấy là kế sách thảo bình của ông, nhờ vậy mà gần xa không nơi nào là không hứng khởi. Công lao thực là bắt đầu từ đấy. Ông xông pha trận mạc, nếm mật nằm gai khi bình định xong giặc Minh, năm Thuận Thiên thứ nhất (  1428) được gia tăng Kim tử, Quang lộc dại phu Thuận Hoá châu đại Tri phủ, Tư duy hải môn trấn uý quân tướng quân, ban cho quốc tính
        Năm Mậu Ngọ niên hiệu Thiệu Bình thứ 5( 1438) nhận chức Nhập nội hành khiển, Thượng thư sảnh, Tả tham chính sự Đông đạo quân dân bạ tịch. Ba năm sau lại đổi làm Bắc đạo để cử trấn vũ, Kiến hương hầu.
        Năm Thái Hoà thứ nhất( 1443) nhận chức Phụng Tuyên sứ, Điện tiền ty đô hiệu điểm, Tham chính sự, Tri ngự tiền thân quân tịnh ngự tiề, Tả sung sính đẳng. năm thứ hai gia phong Tham chính sự vụ, năm thứ tư gia phong Bảo chính công thần, Uý quân tướng quân, cấp nhung phu, Nhập nộiTham chính sự, Hành điện tiềnty đô hiệu điểm, tri ngự tiền các quân dân đề cử, đại lãm thần quang tự trụ quốc, khai nội cung vũ hầu. Cùng năm tháng 8 thăng làmHươngthượng hầu. Nhân vì con trai lập được công nên được gia tăng: Nhập nội kiểm hiệu đại Tư đồ, Bình chương sự, thượng trụ quốc.
        Cha ông tên huý là Tuân, hai anh tên huý là Cải và Nghĩa đều tham gia dưới triều hậu Trần đã mất. Anh em trai gái còn lại bốn người là Tải, Kiến, Xuất và ông.
       Ông sinh được mười ba người con, năm trai- tám gái. Trai trưởng là Lê Thọ Vực, trai thứ là Thọ Sơn, trai thứ là Nhân Lương hai người nữa không thấy ghi? Con cháu tất cả hơn 20 người đều được ban tước ấm".
Người dịch: TS Lê Ngọc Tạo, Nguyễn Văn Hải.

 

       Bia Lê Sao - khai quốc công thần thời Lê đã và đang được bảo tồn và lưu truyền hậu thế. Đây cũng chính là một di sản văn hoá vô giá để các nhà nghiên cứu " những điển hình bi ký" thời Lê còn tồn tại cho tới ngày nay.

Audio Guide

ditichlamkinh.vn

Thống kê

        Hướng dẫn tìm đường

 

 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh
 
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh