Loading...
ditichlamkinh.vn

Lời ngỏ

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV …

Lễ đón bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013


Dự Lễ có nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Khả Phiêu, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Tô Huy Rứa:Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tổ chức Trung ương; lãnh đạo Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh thanh Hóa và các tỉnh lân cận cùng hàng nghìn người dân địa phương trong và ngoài tỉnh.

Sáng ngày 26/ 9/ 2013( tức ngày 22/ 8 âm lịch), tại khu di tích lịch sử Lam Kinh đã diễn ra Lễ đòn bằng di tích cấp quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh 2013.

            Dự Lễ có nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Khả Phiêu, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Tô Huy Rứa:Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tổ chức Trung ương; lãnh đạo Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh thanh Hóa và các tỉnh lân cận cùng hàng nghìn người dân địa phương trong và ngoài tỉnh.

            Các đồng chí Nguyễn Sinh Hùng: Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Quang Nghị: Ủy viên bộ chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội, gửi lẵng hoa chúc mừng.

            Thay mặt Đảng và Nhà nước, phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao Bằng công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cho lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

            Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Việc Lam Kinh được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt thể hiện sự tri ân của các thế hệ hôm nay trước những cống hiến hy sinh to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng đất nước , thể hiện sinh động các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung và di tích kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh nói riêng. Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Di tích Lam Kinh còn lại cho đến ngày nay là tài sản văn hóa vô giá của nhân dân Thanh Hóa và các dân tộc cần được quyết tâm bảo vệ và phát huy.

            Di tích Lam Kinh còn là niềm vinh dự, tự hào đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa và cả nước nói chung, Phó thủ tướng mong rằng nhân dân Thanh Hóa háy phát huy truyền thống luôn bảo vệ, giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản Văn hóa dân tộc, góp sức cùng với cả nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

            Sau Lễ dâng hương trang trọng, các đại biểu tham dự cùng đông đảo nhân dân và khách thập phương đã thưởng thức chương trình nghệ thuật sân khấu hóa " Hào Khí Lam Sơn - Tỏa sáng trường tồn" và chương trình các trò diễn do nhân dân quanh vùng trình diễn dân gian tại sân Rồng - Khu di tích lịch sử Lam Kinh.

            Năm 2013, Lễ hội Lam Kinh được UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, bởi ngoài việc đón nhận Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt, còn gắn liền với 3 sự kiện lịch sử: 595 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 585 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang và 580 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Đây chính là một sự kiện quan trọng của tỉnh Thanh Hóa nói chung, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh nói riêng.

 


Audio Guide

ditichlamkinh.vn

Thống kê

        Hướng dẫn tìm đường

 

 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh
 
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh