Khu di tích Lam Kinh
HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH ĐẾN NĂM 2020
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2013, tại Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh đã tổ chức: Hội nghị công bố quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu di tích lịch sử Lam Kinh đến năm 2020.
Thực hiện Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 16/7/ 2013 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá về việc quyết định phê duyệt "Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu di tích lịch sử Lam Kinh đến năm 2020".
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2013, tại Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh đã tổ chức: Hội nghị công bố quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu di tích lịch sử Lam Kinh đến năm 2020.
Chủ trì hội nghị ông Trịnh Đình Dương - Trưởng Ban quản lý DTLS Lam Kinh, đại diện (chủ đầu tư) cùng Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hạt Kiểm lâm Thọ Xuân, đơn vị tư vấn, chính quyền các địa phương và đông đảo nhân dân quanh vùng.
Với tổng diện tích quy hoạch rừng đặc dụng là 169,5ha. Giữ nguyên diện tích rừng đặc dụng là 78ha, quy hoạch bổ sung 19ha thuộc diện tích khu thành cổ, Sơn lăng, đền thờ Lê Lợi đã trồng rừng và đang được quy hoạch trồng rừng; quy hoạch bổ sung thêm 32,2ha diện tích khu vực hồ Như Áng (trong đó diện tích mặt nước là 30ha và diện tích đảo là 2,2ha) và quy hoạch bổ sung 40,03ha thuộc vành đai II (đã được cắm mốc bảo vệ theo Quyết định số 2016/2002/QĐ-UBND ngày 20/11/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa).
Tổng vốn đầu tư quy hoạch rừng đặc dụng của Khu DTLS Lam Kinh là 87.320,48 triệu đồng được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 2013 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu di tích lịch sử Lam Kinh đến năm 2020 là yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm thực hiện một cách hệ thống cả về cơ sở hạ tầng và công tác bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, đào tạo đội ngũ cán bộ, phát triển du lịch sinh thái..... đồng bộ các điều kiện hạ tầng thuận lợi, đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan di tích lịch sử Lam Kinh theo các tua du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng và giáo dục môi trường...từ đó giúp bảo tồn và phát triển bền vững.
Việc lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu di tích lịch sử Lam Kinh đến năm 2020 là rất cần thiết. Nhưng để bảo tồn và phát triển cần sự phối hợp của nhiều ngành, địa phương và những người dân chung tay góp phần bảo vệ, gìn giữ rừng đặc dụng Lam Sơn và phát huy tốt giá trị tổng thể khu di tích lịch sử Lam Kinh xứng đáng là di tích quốc gia đặc biệt./.
TIN TỨC KHÁC
Audio Guide
Thống kê
KHU DI TÍCH LAM KINH
LIÊN KIẾT FACEBOOK
Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh